Kinh nghiệm đẻ mổ: Làm thế nào để đối phó với những cơn đau khi sinh con?
Dù là đẻ thường hay đẻ mổ thì chị em phụ nữ đều phải đối mặt với những khó khăn và vất vả nhất định. Với riêng đẻ mổ, cứ ngỡ sẽ nhẹ nhàng hơn nhưng thực tế thì những nỗi đau mà các mẹ phải chịu nó nhiều hơn mẹ nghĩ, quan trọng là các mẹ đối mặt với nó như thế nào.
Vậy với sinh mổ phụ nữ phải chịu những cơn đau nào? Đối phó với nó ra sao? Cùng bác sĩ William - Bác sĩ Sản khoa Quốc tế của Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc giải đáp những vấn đề trên.
Mẹ phải trải qua những cơn đau nào trong đẻ mổ
Theo bác sĩ William thì với sinh mổ mẹ sẽ "bỏ qua" được cơn đau trong quá trình bắt con nhưng thay vào đó mẹ có thể phải đối mặt với những cơn đau dưới đây theo mức độ khác nhau tuỳ người:
- Đau do chuyển dạ: Không phải bất cứ mẹ nào sinh mổ đều phải chịu cơn đau này. Tuy nhiên, có một số trường hợp dưới đây có thể phải đối mặt với nó như: Mẹ chờ chuyển dạ mới vào viện sinh mổ, mẹ gặp khó khăn trong quá trình đẻ thường phải chuyển mổ cấp cứu... Bác sĩ William cho rằng với riêng trường hợp "chờ chuyển dạ mới vào viện sinh mổ" thì mẹ không nên tự ý quyết định mà phải phụ thuộc vào lời khuyên của bác sĩ sau khi đã kiểm tra các chỉ số và tình hình sức khoẻ của cả mẹ, cả con. Đối với những mẹ phải chịu các cơn đau chuyển dạ nó chính là cơn đau trước khi đẻ thường và mức độ đau tuỳ vào từng mẹ.
- Đau vết mổ sau sinh: Trước khi tiến hành đẻ mổ bác sĩ sẽ thực hiện thủ thuật gây tê tủy sống để trong suốt quá trình mổ lấy con mẹ sẽ cảm thấy thoải mái. Nhưng sau khoảng 2h - 4h sau sinh, khi thuốc tê đã hết tác dụng mẹ sẽ dần cảm nhận những cơn đau do vết mổ ở bụng. Đây cũng là điều dễ hiểu vì vết rạch vùng bụng là vết thương hở, cộng thêm việc mất nhiều máu, và cơn đau này sẽ kéo dài khoảng 2-3 ngày đầu sau sinh.
- Đau dạ con sau sinh: Đây được gọi là cơn đau thứ hai sau đẻ mà hầu hết phụ nữ phải trải qua. Khi dạ con co thắt để có thể trở lại kích thước ban đầu (thời điểm trước khi mang thai), khi dạ con co thắt nhanh và mạnh thì mẹ sẽ ít có khả năng bị xuất huyết và trở lại trạng thái bình thường nhanh chóng. Mẹ cảm nhận cơn đau dạ con rõ ràng nhất vào 2 ngày đầu sau sinh, đến ngày thứ 3 sẽ có chiều hướng thuyên giảm và dần dần là biến mất.
Bác sĩ William cho biết, đây là những cơn đau phổ biến nhất mẹ sẽ phải trải qua và mẹ cần bình tĩnh khi đối mặt với chúng và hãy tham khảo sự trợ giúp của các nhân viên y tế, của bác sĩ nơi mẹ sinh để khắc phục tình trạng ấy.
Mẹ phải đối mặt với những cơn đau sau đẻ mổ như thế nào?
Bác sĩ William chia sẻ: "Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc luôn sẵn sàng hỗ trợ tận tình mỗi khi mẹ gặp khó khăn, đặc biệt là các cơn đau trong sinh nở. Chúng tôi xây dựng thực đơn mỗi ngày và sử dụng các loại thuốc khác nhau để vừa giúp mẹ giảm đau lại không để ảnh hưởng đến em bé. Thật hạnh phúc khi chúng tôi nhận được phản hồi tốt từ hầu hết các khách hàng".
Theo đó, đối với các cơn đau trong sinh mổ, các mẹ nên:
Đau chuyển dạ: Đây là cơn đau ít nhiều mẹ sẽ phải chịu đựng và trong trường hợp mẹ cảm thấy quá đau thì hãy thông báo ngay cho bác sĩ để có phương pháp hỗ trợ kịp thời. Thông thường đối với những ca mổ cấp cứu thì bệnh viện sẽ thực hiện gây tê tủy sống và khi ấy mẹ sẽ không cảm thấy khó chịu hay đau đớn nữa.
Gây tê ngoài màng cứng là phương pháp giảm đau sau sinh được nhiều mẹ lựa chọn tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc
Đau vết mổ sau sinh và đau dạ con sau sinh: Thông thường hai cơn đau này mẹ sẽ phải chịu cùng một lúc (tức khoảng 2 ngày đầu sau sinh). Để hỗ trợ mẹ giải quyết vấn đề này Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc sẽ tư vấn mẹ sử dụng các phương pháp đó là:
• Tiêm giảm đau sau sinh (gây tê ngoài màng cứng): Phương pháp này được thực hiện trước khi tiến hành mổ đẻ, nếu mẹ có nhu cầu bệnh viện sẽ thực hiện cùng với khi gây tê tủy sống và mũi tiêm này sẽ giúp mẹ giảm cảm giác đau vào 2 ngày đầu sau sinh.
• Truyền/đặt thuốc giảm đau: Trong trường hợp mẹ không sử dụng mũi tiêm giảm đau sau sinh thì bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng sức khỏe để tiến hành truyền giảm đau hoặc đặt thuốc giảm đau mỗi ngày cho mẹ.
Việc truyền hay đặt thuốc giảm đau sau sinh sẽ do bác sĩ chỉ định sau khi thăm khám và kiểm tra tình trạng của mẹ
Ngoài ra, theo bác sĩ William, mẹ cũng nên kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung nhiều các thực phẩm giàu chất đạm, trái cây, rau quả đồng thời sử dụng nhiều các thực phẩm có khả năng kháng viêm như: nghệ, cá, rau lá màu sẫm, dưa... Bên cạnh đó mẹ cũng nên uống nhiều nước, thư giãn, nghỉ ngơi, vận động nhẹ nhàng khi có thể, vệ sinh vết mổ thật sạch mỗi ngày.
Bác sĩ William cũng nhấn mạnh: "Tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, các mẹ đi sinh sẽ không cần lo lắng gì về vấn đề này vì chúng tôi luôn có điều dưỡng, bác sĩ túc trực và hỗ trợ mẹ mọi vấn đề từ sinh hoạt, chế độ ăn uống, đến việc chăm sóc, vệ sinh vết mổ và cơ thể sau sinh để mẹ có thể trải nghiệm khoảng thời gian tuyệt vời nhất khi ở đây".
Đúng như vậy, với dịch vụ thai sản trọn gói 100% mẹ bầu sẽ được chăm sóc bởi đội ngũ bác sĩ đầu ngành từ trong nước đến quốc tế, các dịch vụ tiện ích có 1-0-2, chế độ chăm sóc và phục vụ mẹ tận tâm, chuyên nghiệp, và chắc chắn mẹ sẽ thấy hài lòng khi đăng ký.
Sẽ không có gì có thể so sánh và diễn tả được những nỗi vất vả của mẹ khi vượt cạn, có khi là những phút giây vật vã với những cơn đau, có khi là những khoảnh khắc cô đơn đến chạnh lòng. Và bất kỳ người phụ nữ nào đã từng sinh con đều cho rằng những cơn đau sau sinh sẽ khủng khiếp hơn cả khi đang nằm trên bàn mổ. Phụ nữ à, hãy là một người hiện đại để bảo vệ sức khỏe của chính bản thân mình và để chăm sóc con yêu được chu toàn nhất.
Để làm được điều đó thì tại sao không đăng ký ngay dịch vụ thai sản trọn gói - món quà của các mẹ bầu hiện đại, giúp hành trình vượt cạn đơn giản hơn bao giờ hết. Xem chi tiết về dịch vụ này tại đây!
Nhận xét
Đăng nhận xét